vi_tw/bible/names/greek.md

1.2 KiB

Tiếng Hy Lạp, kiểu Hy Lạp, văn hóa Hy Lạp cổ

Trong thời Tân Ước, tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ được nói ở Hy Lạp và trên toàn Đế Chế La Mã. Sách Tân Ước được viết bằng tiếng Hy Lạp.

  • Có khi cụm từ “người Hy Lạp” được dùng trong Kinh Thánh để chỉ về người không phải người Do Thái nói chung. Vì vào thời đó, hầu hết người không thuộc dân Do Thái trong Đế chế La Mã đều nói tiếng Hy Lạp, mặc dù có thể họ mang quốc tịch khác. Một ví dụ của điều này là người đàn bà Ca-na-an (Syro-Phoenician) trong Mác 7
  • Khi được dùng theo cách này, với người không thuộc dân Do Thái, có thể dịch “người Hy Lạp” là “dân ngoại” hay “không phải dân Do Thái”
  • Một người Do Thái theo “kiểu Hy Lạp” là người Do Thái nói tiếng Hy Lạp và lớn lên trong văn hóa Hy Lạp. Một số bản tiếng Anh dùng “Hellenistic/văn hóa Hy Lạp cổ” thay vào đó, đây là chuyển ngữ từ tiếng Hy Lạp. Điều này đối lập với người Do Thái “thuộc Do Thái,” tức là người chỉ nói tiếng Do Thái